Định nghĩa phải học đại học để thành công đã không còn đúng với thời buổi bây giờ. Kiến thức từ trường đời, từ ngày tháng lăn lội ngoài xã hội đôi khi còn hữu ích hơn những lý thuyết được dạy trên ghế nhà trường. Nhất là trong kinh doanh, bắt đầu càng sớm, va chạm thực tế càng nhiều càng mau chóng thành công
Tuấn là chàng trai trẻ măng tôi quen ở Sài Gòn, hình ảnh đầu tiên khi gặp cậu ấy là vẻ ngoài ‘‘non nớt’’ và khá khôi ngô. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là khi tôi biết chỉ mới sinh năm 2000 nhưng hiện giờ Tuấn đang là chủ của một shop sửa chữa và phụ kiện điện thoại có tiếng tại quận 12. Nhìn cái cách Tuấn quản lý cửa hàng thành thạo và chuyên nghiệp, từ tiếp khách, bán hàng đến điều phối nhân viên khiến tôi thật sự nể phục.
”Thực ra từ hồi còn đi học THPT là em đã buôn bán điện thoại rồi. Em chuyên mua các máy cũ và tự sửa chữa, tút tát cho chúng sau đó thì bán lại với giá cao hơn. Em cũng thường đi săn tai nghe, phụ kiện tại các shop điện thoại cũ rồi bán online nên kinh nghiệm trong mảng này cũng kha khá đó’’ – Tuấn chia sẻ
‘‘Thế còn shop này em mở lâu chưa, anh cũng học kinh doanh đó nhưng đang đi làm thuê cho công ty thôi. Anh muốn ra kinh doanh riêng nhưng chưa dám làm’’
‘‘Em mở được một thời gian rồi, từ kinh nghiệm đi săn đồ tại các cửa hàng điện thoại, lại cũng có nhiều khách từng mua đồ em bán nên em thấy tiềm năng của cái này. Mạnh dạn mở ra mà bán anh ạ’’
Tuấn cười tươi rói vừa trò chuyện với tôi vừa in hóa đơn bán hàng cho khách. Vẻ khiêm tốn của Tuấn bỗng làm tôi giật mình ái ngại. Làm sao có thể mạnh dạn mở một cửa hàng ngay mặt đường như thế nếu không tự tin về khả năng quản lý, kinh nghiệm thương trường để biết đủ mọi ngóc ngách trong nghề được. Cậu trai trẻ vừa làm vừa thao thao chia sẻ về cách nhập nguồn hàng, cách marketing làm sao cho hiệu quả. Những kiến thức thực tế nhất được Tuấn đúc kết khiến tôi chỉ biết im lặng lắng nghe từng lời một.
So với em, tôi chỉ là một nhân viên văn phòng làm công ăn lương với số ngày nghỉ phép ít ỏi. Chỉ cần ngày mai không đến văn phòng chấm công lập tức bị trừ lương, hoặc bị sa thải. Nếu định nghĩa thành công là một tấm bằng để rồi sau đó gắn chặt mình ở công ty 8 tiếng mỗi ngày làm như một cái máy, tôi khát khao được như Tuấn hơn. Tự mình làm chủ, biết tất cả mọi thứ, ngày nào dậy trễ có thể ở nhà quản lý nhân viên mà không cần đích thân tới tiệm mở cửa. Ở tuổi 20, Tuấn đã sớm tự do tài chính, thu nhập không quá lớn nhưng cũng chẳng phải nhỏ. Mỗi người có lựa chọn khác nhau nhưng lựa chọn của em khiến tôi ngưỡng mộ.
‘‘Thật ra em còn quá nhỏ đối với công việc kinh doanh’’ Tuấn vừa mở chiếc Laptop ra vừa nói
‘‘Nhưng em đã làm được còn gì’’
”Anh biếtkhó nhất là gì không, là nó có quá nhiều chủng loại, số lượng khác nhau, nếu em không nắm rõ thì thất thoát thua lỗ là điều không tránh khỏi’’
Tuấn chỉ tay vào màn hình máy tính: ”Em phải quản lý trên phần mềm KiotViet này để biết hàng tồn hàng hết còn chính xác bao nhiêu cái, biết nhân viên có gian lận hay không. Nếu anh mở cửa hàng cũng nên dùng nó, nếu không thì mỗi ngày anh cũng phải đến cửa hàng để giám sát nhân viên giống như đi làm ở công ty vậy”.
Đúng là em có nhiều điều khiến tôi phải học tập, trong khi mình chỉ biết đến Excel thì em đã thành thạo cả phần mềm quản lý bán hàng, thứ mà tôi cứ tưởng chỉ có những người làm công nghệ, làm IT gì đó mới biết.
Chiều nay Tuấn phải đi nhập hàng nên chúng tôi kết thúc cuộc nói chuyện. Trên đường về nhà tôi suy nghĩ mãi về hình ảnh chàng trai trẻ măng nhưng tài giỏi ấy. Em là minh chứng khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ của mình và cũng là động lực để tôi phải chạy nhanh hơn, vì người trẻ ngày càng giỏi, nếu chúng ta không bắt kịp, họ sẽ bỏ ta lại phía sau.