Bạn có cảm thấy bực bội khi nhận thấy mình đang từ chối khách hàng trong một buổi tối cuối tuấn không? Hoặc bạn đã bao giờ thấy nhà hàng của mình chật kín các cặp đôi ở bàn bốn chỗ chưa? Những vấn đề này đang khiến cơ sở kinh doanh của bạn tốn kém. Vì vậy, việc tối đa hóa sức chứa phục vụ khách trong nhà hàng của bạn là điều bắt buộc.
Tối đa hóa sức chứa phục vụ khách trong nhà hàng là gì?
Không gian phục vụ ăn uống cố định của các nhà hàng cần được tính toán, phân bổ làm sao để bố trí được nhiều nhất số khách ngồi ăn trong sự thoải mái và hài lòng nhất, đồng thời tìm cách lấp đầy mọi bàn trống hiện có của các nhà hàng trong chuỗi.
Trong một không gian phục vụ ăn uống cố định như thế – bạn cần tính toán làm sao để bố trí được nhiều nhất có thể số lượng bàn ghế phù hợp cho khách ngồi ăn trong sự thoải mái và hài lòng nhất (nếu cần thiết cũng phải có thêm các tiểu cảnh, cây xanh trang trí để không gian được hài hòa), đồng thời, tìm cách lấp đầy mọi bàn trống hiện có trong nhà hàng.
Cần đồng ý rằng, khách của nhà hàng chắc chắn sẽ có khách đi 1 mình, khách đi đôi/ 2 người, khách gia đình/ nhóm 4 người và cả khách đoàn vài chục người… trong khi thực tế, không vị khách nào muốn ngồi cùng bàn/ ngồi ghép với người lạ. Do đó, nếu không tính toán để bố trí số lượng các loại bàn một cách hợp lý, nhà hàng dĩ nhiên sẽ bỏ qua cơ hội được phục vụ nhiều khách hơn.
Xem thêm:Cách Đăng Ký Nhãn Hiệu Quán Cafe, Nhà Hàng Mới Nhất Từ A-Z Năm 2023
Làm thế nào để tính toán sức chứa và chỗ ngồi trong một nhà hàng?
Không gian phục vụ ăn uống cần được tính toán, phân bổ làm sao để bố trí được nhiều nhất số khách ngồi ăn
Ở hầu hết các nhà hàng, 60% không gian được dành cho khu vực ăn uống, 40% còn lại là khu vực bếp, kho chứa và chuẩn bị.
Khi nói đến việc thiết kế không gian mặt sàn nhà hàng, các nhà thiết kế nội thất thường khuyến nghị mức cho phép là 1.2-1.4 mét vuông cho mỗi người. Tuy nhiên, trong một nhà hàng ăn ngon, nơi cần có cảm giác sang trọng (và điều này bao gồm cả không gian), họ khuyên bạn nên dành cho mỗi người 1.6-1.8 mét vuông.
Bạn cũng sẽ cần phải tính đến không gian trong sơ đồ mặt bằng giữa các ghế đã sử dụng để thực khách có thể di chuyển ghế vào và ra khỏi bàn một cách dễ dàng. Điều này sẽ được quyết định bởi phong cách nhà hàng của bạn, nhưng hầu hết khách hàng sẽ không muốn kề vai với người lạ khi họ dùng bữa, vì vậy hãy chừa khoảng cách ít nhất 1.2 mét để mỗi bên có sự riêng tư và có không gian cho nhân viên phục vụ họ thoải mái.
Mặc dù có những khuyến nghị về khoảng cách giữa bàn và ghế, nhưng số lượng chỗ ngồi sẽ được xác định bởi rất nhiều yếu tố khác – từ vị trí của nhà bếp và cách nhân viên phục vụ tiếp cận nó với kiểu dáng và kích thước của đồ nội thất bạn chọn.
Cách sắp xếp bàn ghế trong nhà hàng để tối đa sức chứa phục vụ khách
Muốn xác định đúng đối tượng khách hàng này, bạn cần nghiên cứu hành vi khi đến nhà hàng của khách, thông qua việc khảo sát và phỏng vấn thị trường khách hàng mục tiêu, hoặc quan sát những nhà hàng tương tự quanh địa điểm kinh doanh nhà hàng của bạn.
Giả sử bạn dự kiến mở nhà hàng có sức chứa 100 chỗ và khảo sát được kết quả như sau:
+ Nhóm khách đi 1 mình hoặc theo cặp 2 người chiếm 20% tổng lượng khách trung bình của nhà hàng, tương ứng sẽ có khoảng 100 x 20% = 20 khách
+ Nhóm khách đi 3 – 4 người chiếm 30%, tương ứng sẽ có khoảng 30 khách
+ Nhóm khách đi 6 người chiếm 40%, tương ứng sẽ có khoảng 40 khách
+ Nhóm từ 8 khách trở lên chiếm 10%, tương ứng sẽ có khoảng 10 khách
Thực hiện quy đổi ra số lượng khách tương ứng với sức chứa của nhà hàng để tính số lượng bàn phục vụ hợp lý cho từng nhóm khách theo công thức:
Ta có công thức quy đổi ra số lượng các loại bàn tương ứng như sau:
[Số lượng bàn loại A = Số lượng khách : Sức chứa của bàn loại A]
Áp dụng vào số liệu của nhà hàng giả sử ở trên, ta được:
Số lượng bàn loại 2 chỗ = 20 khách : 2 = 10 bàn
Số lượng bàn loại 4 chỗ = 30 khách : 4 = 7 bàn
Số lượng bàn loại 6 chỗ = 40 khách : 6 = 7 bàn
Số lượng bàn loại 8 chỗ = 10 : 8 = 1 bàn
Như vậy, với cách bố trí cơ cấu số lượng các loại bàn như trên, tổng số khách nhà hàng có thể phục vụ tối đa là 98 người (xấp xỉ bằng thiết kế sức chứa 100 chỗ).
Việc bố trí bàn ghế này vẫn cần tính toán tận dụng những khoảng không gian đủ rộng giữa các bàn ăn để có lối đi hoặc trang trí cây xanh thoáng mát nữa nhé. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, nếu vẫn muốn tận dụng tối đa diện tích, nhà hàng có thể bố trí tăng thêm một chiếc bàn loại 2 chỗ nữa.
Cách tính toán như trên được coi là giải pháp tối ưu và hợp lý nhất để sắp xếp bàn ghế trong không gian nhà hàng.
Xem thêm:Đánh Giá Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng Phổ Biến Nhất 2023
Ứng dụng phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet trong việc tối ưu hóa doanh thu chuỗi nhà hàng
KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng được hơn 200.000 nhà kinh doanh tin dùng
Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet giúp các nhà hàng tạo hóa đơn và thanh toán trong phút mốt.
Chỉ cần sử dụng KiotViet là bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ bán hàng như order món ngay trên máy tính bảng, tạo hóa đơn, tách hóa đơn, đặt hàng, trả hàng, thanh toán, quản lý thu chi,… Đặc biệt, việc quản lý đặt bàn sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Nhân viên chỉ cần chọn vị trí trước cho khách ngay trên phần mềm, tránh việc đặt bàn chồng chéo, không kiểm soát được lượng bàn các vị trí còn trống.
Các nghiệp vụ này đều được thực hiện ở 1 màn hình bán hàng real-time, giao diện Tiếng Việt dễ hiểu, dễ dùng, có thể sử dụng trên các thiết bị cố định hay di động như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay.
Bên cạnh đó, KiotViet còn hỗ trợ nhà hàng quản lý hàng hóa thời gian theo thuộc tính, màu sắc, chất liệu,… từ đó người dùng quản lý dễ dàng, sản phẩm được tìm kiếm nhanh chóng.
Hàng tồn kho cũng được phần mềm quản lý đầy đủ thông tin, giảm thiểu tình trạng thất thoát. Mọi thông tin quản lý nhà hàng sẽ đều được kiểm soát chặt chẽ, ngay cả khi quản lý từ xa.
Hiện tại, KiotViet có hỗ trợ dùng thử miễn phí trong 10 ngày, sau đó sẽ yêu cầu trả phí theo tháng tùy theo gói dịch vụ 200.000/tháng, 270.000/tháng và 370.000đ/tháng, tùy từng gói sẽ giới hạn tính năng nhất định.
Việc không tối ưu được sức chứa của mỗi bàn phục vụ, khiến cho nhà hàng liên tục bị bỏ qua các cơ hội phục vụ thêm các nhóm, các đoàn khách mới. Chưa kể việc khách không hài lòng khi phải chờ đợi lâu, không được phục vụ hoặc ngồi vào các vị trí bàn ghép không mong muốn. Việc nhà hàng dần mất khách và giảm doanh thu, lợi nhuận là điều tất yếu sẽ xảy ra. Do vậy, để tối đa hiệu suất phục vụ, người quản lý hoặc chủ nhà hàng cần có phương án sắp xếp bàn một cách hợp lý và khoa học, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, từ đó việc tăng doanh số bán hàng là điều đương nhiên.