Mô hình kinh doanh homestay đang trở nên ngày càng phổ biến và hấp dẫn trên toàn thế giới và ở cả Việt Nam. Với sự phát triển của ngành du lịch và nhu cầu của người dân muốn trải nghiệm cuộc sống địa phương hơn khi đi du lịch, homestay đã trở thành một cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Dưới đây là danh sách top 10 mô hình kinh doanh homestay hot nhất hiện nay.
Mô hình kinh doanh homestay là gì?
Homestay (nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Hình thức homestay là loại hình lưu trú mà du khách sẽ được nghỉ ngơi, ăn uống tại nhà của người dân địa phương.
Điểm độc đáo của mô hình kinh doanh homestay là du khách có thể tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm về con người, phong tục tập quán, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người bản địa.
Xem thêm: Phần mềm quản lý dành riêng cho Homestay, villa
Lợi ích của mô hình homestay đối với chủ kinh doanh
Kinh doanh mô hình Homestay mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của việc kinh doanh Homestay:
• Thu nhập ổn định: Khi bạn kinh doanh homestay, bạn có khả năng tạo ra một nguồn thu nhập ổn định từ việc cho thuê phòng và dịch vụ bổ sung như ăn sáng, tiền phòng, vận chuyển, hoặc hướng dẫn du lịch.
• Tiếp cận thị trường mới: Homestay có thể thu hút khách du lịch mới và sẽ tạo điểm đặc biệt trong danh sách lựa chọn của họ. Điều này giúp mở rộng mạng lưới khách hàng của bạn.
Trải nghiệm văn hóa: Khi kinh doanh Homestay, bạn có cơ hội tương tác với du khách từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi về văn hóa và nếp sống của họ. Điều này làm cho trải nghiệm của bạn trở nên đa dạng và thú vị.
• Chủ động thời gian: Bạn có thể quản lý lịch trống và dự định thời gian cho thuê phòng. Điều này cho phép bạn linh hoạt trong việc kế hoạch cho kì nghỉ hoặc thời gian riêng của bạn.
Kết nối với cộng đồng địa phương: Homestay thường tạo cơ hội kết nối với cộng đồng địa phương, từ việc mua sắm thực phẩm địa phương cho khách hàng đến hợp tác với hướng dẫn viên du lịch và nhà hàng địa phương.
• Giảm thiểu chi phí vận hành: Nếu bạn sử dụng không gian bạn đã có (như phòng dư thừa hoặc căn hộ), bạn có thể giảm bớt các chi phí đầu tư ban đầu so với việc xây dựng khách sạn hoặc nhà nghỉ.
• Khả năng tùy chỉnh: Bạn có khả năng tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo và tùy chỉnh dịch vụ để phù hợp với sở thích của bạn và định hướng thương hiệu riêng.
Khám phá và phát triển kỹ năng quản lý vận hành: Kinh doanh Homestay đòi hỏi bạn phải phát triển kỹ năng trong việc quản lý, tiếp thị, và chăm sóc khách hàng. Điều này có thể giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng quý báu.
• Bảo mật tài chính: Dựa vào kết quả kinh doanh của bạn, Homestay có thể giúp bạn tạo ra một nguồn thu nhập thụ động và đảm bảo tài chính ổn định.
Khả năng mở rộng: Nếu bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh, bạn có thể xem xét việc thêm nhiều Homestay khác tại các địa điểm khác nhau hoặc mở rộng dịch vụ cho thuê.
Mô hình homestay tại đảo Phú Quý. Ảnh: Dân Trí
Top 10 mô hình kinh doanh homestay hút khách nhất hiện nay
Nếu chưa biết chọn mô hình homestay nào để đầu tư và phát triển kinh doanh, các bạn hãy tham khảo ngay 10 mô hình homestay độc đáo và thú vị dưới đây.
Lều Glamping
Nổi lên trong hơn 1 năm trở lại đây, hình thức cắm trại cao cấp (glamping) vẫn giữ vững phong độ khi ngày càng được nhiều người quan tâm và trải nghiệm. Khảo sát cho thấy rất nhiều khu Glamping không còn lều trống ngày cuối tuần.
Glamping được ghép giữa hai từ glamorous và camping, là một mô hình cắm trại nhưng ở một “next level” với sự tiện nghi, sang trọng và cao cấp. Glamping khác biệt với những hình thức cắm trại thông thường ở chỗ mọi thứ sẽ được cung cấp từ lều trại đầy đủ nội thất cho đến thức ăn, và những dịch vụ hết sức chu đáo. Tất cả đều tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái tận hưởng, không khác gì những khách sạn hạng sang.
Glamping có rất nhiều lợi ích để bạn quyết định kinh doanh homestay theo mô hình này như: Dễ dàng di chuyển, setup trên nhiều địa hình đất từ núi, đồi, biển, hồ, không phải xây dựng bê tông cốt thép nhiều. Gần gũi thiên nhiên và lấy trọn được cảnh đẹp, đây là điểm để thu hút và khách sẵn sàng trả tiền phòng giá cao, có thể tính giá phòng cao từ 600 nghìn đồng tới 2 triệu/đêm. Chi phí đầu tư không cao, chỉ cần thuê đất để làm, chi phí thấp hơn là thuê homestay rồi kinh doanh.
Độc đáo hơn so với kiểu homestay nhà hộp truyền thống, nên ít bị cạnh tranh hơn. Dễ được viral, truyền miệng và báo chí viết vì độ đẹp và độc đáo của mô hình homestay này. Đa dạng lều glamping sang trọng và đẹp: nhà bong bóng (bubble house), lều safari, lều bell, lều dome. Tùy mức độ đầu tư dự án về hạ tầng điện nước, có phòng tắm riêng không, loại lều…Bạn có thể bắt đầu làm mô hình Glamping với khoảng từ 200 triệu cho số lượng từ 6-10 cái.
Homestay phong cách lều trại Sóc & Son Eco Garden
Xem thêm: Sóc & Son Eco Garden – Khu nghỉ dưỡng với mô hình lều trại độc đáo
Nhà chòi – Bungalow
Bungalow là một căn nhà có diện tích nhỏ gọn, kết cấu tương đối đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng. Loại hình này chỉ có 1 tầng duy nhất, diện tích đa dạng nên các nhóm khách có thể lựa chọn căn có độ rộng phù hợp với số người. Tuy nhiên, diện tích của Bungalow thường không rộng quá 150m2.
Đây cũng là loại hình nhà ở có thiết kế khá đơn sơ, gần gũi thiên nhiên. Do đó, các ngôi nhà này thường được xây trên những bãi cỏ, gần rừng hoặc những khu nghỉ dưỡng ven biển. Đây vừa là những địa điểm thu hút nhiều du khách ghé qua, đồng thời cũng rất thích hợp với đặc điểm của Bungalow.
Quá trình xây dựng Bungalow thường sử dụng các vật liệu quen thuộc và gần gũi như: gỗ, tre, nứa… cho phần thân nhà và các cột trụ. Các loại lá được sử dụng để lợp mái nhà. Việc sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên sẽ giúp ngôi nhà thông thoáng, mát mẻ, thân thiện với môi trường.
Hơn nữa, các vật liệu từ thiên nhiên sẽ không hấp thụ quá nhiều nhiệt, do đó vào mùa hè, các căn Bungalow thường mát mẻ, thông thoáng và mang đến cảm giác dễ chịu. Vào mùa đông. du khách sẽ cảm nhận được sự ấm áp nhờ thiết kế cửa kín đáo. Có thể thấy, đây là loại hình nhà ở và nghỉ dưỡng lý tưởng, du khách có thể an tâm lưu trú vào bất cứ mùa nào trong năm.
Các căn Bungalow tại Sapa Jade Hill đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Sapa Jade Hill
Mô hình homestay tổ chim
Cái tên homestay tổ chim bắt nguồn từ hình dáng khi thiết kế và xây dựng homestay với những ý tưởng độc đáo đó là giống những tổ chim khổng lồ vừa hoang dã vừa tiện nghi. Hình dáng của loại mô hình homestay này đa số đều là hình vòm cong giống như những chiếc tổ chim lợp bằng lá, bằng tôn quấn dây leo, hoặc bằng ván gỗ. Sự hoang sơ và đơn giản về hình thức thiết kế lại là nét đẹp riêng biệt của mô hình này. Mô hình homestay tổ chim mang lại cảm giác ấm áp gần gũi thiên nhiên khi được đặt trong khu vườn xinh xắn như những hang hốc hay được đặt ở lều cao để mô phỏng tổ chim.
Mô hình homestay tổ chim. Ảnh: Sưu tầm
Nông trại – Farmstay
Farmstay là loại hình cho thuê đất trang trại dùng để du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp. Tên gọi Farmstay được kết hợp giữa “farm” và “homestay” hay thường được gọi là “nông trại” và “nhà lưu trú”. Đây là mô hình sử dụng đất trang trại để phát triển du lịch nghỉ dưỡng đi đôi với sản phẩm nông nghiệp dành cho nhóm khách hàng, gia đình có nhu cầu nghỉ ngơi với không gian yên bình, không gian cây xanh, trang trại tại vùng quê Việt Nam.
Đặc điểm hút khách của mô hình Farmstay chính là du khách có thể trải nghiệm mô hình nghỉ dưỡng tại trang trại độc đáo với nhiều hoạt động thú vị. Hơn nữa, giá thành khá mềm chỉ từ 300 nghìn đồng đến 1 triệu đồng cho một đêm lưu trú, phù hợp với đại đa số gia đình Việt Nam.
Mô hình nông trại Farmstay. Ảnh: Mina House
Nhà Container
Nhà container là loại hình nhà ở lưu trú vô cùng độc đáo và mới lạ. Với những ưu điểm như khả năng di động, kiểu dáng hiện đại, tiện nghi, tính thẩm mỹ cao,…thì loại hình nhà này đặc biệt phù hợp để ứng dụng làm nhà nghỉ homestay.
Những công trình nhà nghỉ homestay thường được xây dựng ở những nơi có vị trí độc đáo, phong cảnh và view đẹp nhằm thu hút khách du lịch, nghỉ dưỡng. Đó thường là những khu vực đồi núi, sông hồ, rừng cây,… nơi mà việc thiết kế và thi công nhà ở khó khăn hơn đối với kiểu nhà truyền thống.
Nhà container là loại nhà khung thép chắc chắn có cấu trúc hình hộp chữ nhật với diện tích vừa phải. Ngoài chất liệu thép làm khung thì nhà container còn sử dụng các loại vật liệu hiện đại có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt như panel tôn xốp làm tường, vách ngăn, tôn mát làm mái, vật liệu ốp gỗ,…Điều này giúp cho nhà container có khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn rất tốt. Chính vì vậy, kiểu nhà này phù hợp với rất nhiều các loại hình thời tiết và địa hình khác nhau.
Mô hình nhà container cũng rất được ưa chuộng. Ảnh: Sưu tầm
Homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt gây ấn tượng với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn nhà sàn để kinh doanh mô hình homestay. Mô hình này thường được xây dựng ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Mộc Châu, Hòa Bình, Mai Châu, Hà Giang,… trong khu đất rộng, trống của gia đình chủ nhà. Xung quanh homestay là khuôn viên xanh mát, nhiều cây cối để du khách hòa mình cùng thiên nhiên. Nội thất của nhà sàn thường được bài trí giống với mô hình nhà ở của người dân miền cao, với mục đích giúp du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa.
Homestay nhà sàn thường được đặt bởi những đoàn khách lớn, ăn ngủ cùng nhau, nấu nướng tự do hoặc ăn đồ ăn của chủ nhà, địa phương. Trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng núi giúp du khách hiểu hơn về văn hóa địa phương, giúp đẩy mạnh kinh tế khu vực này.
Mô hình homestay nhà sàn. Ảnh: Sưu tầm
Homestay giữa lòng thành phố
Hiện nay, trào lưu “đưa nhau đi trốn” ở giữa lòng thành phố cũng trở nên phổ biến hơn đối với các bạn trẻ. Với mong muốn thay đổi không khí mà không cần đi xa, những mô hình này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của các bạn trẻ. Rất nhiều homestay được mở ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đà Lạt,…thu hút nhiều du khách trải nghiệm. Những homestay này được bài trí xinh xắn với nội thất độc đáo, theo phong cách mới lạ, thu hút khách hàng. Hơn nữa, chi phí đầu tư cũng không quá lớn, giá cho thuê phòng từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu chi một đêm. Đây là mô hình thích hợp để các bạn trẻ có thể trải nghiệm kinh doanh homestay.
Homestay trong phố cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Homestay phong cách Nhật Bản
Một trong những phong cách thiết kế làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay đó là phong cách nhà Nhật Bản. Homestay sẽ được thiết kế dựa trên ý tưởng nhà gỗ xưa Nhật Bản, mái Nhật độ dốc cao sẽ giúp cho không gian ngôi nhà mát mẻ và hạn chế tình trạng ẩm mốc hơn. Thêm vào đó, cửa chính thiết kế bằng kính mang đến không gian tươi sáng và mát mẻ cho cả ngôi nhà. Tuy nhiên, cửa của các phòng sẽ sử dụng khung gỗ cửa trượt. Thứ nhất, cửa trượt mang nét đặc trưng truyền thống của Nhật sẽ mang trải nghiệm mới lạ cho du khách. Thứ hai, cửa trượt tiết kiệm được nhiều không gian và diện tích của phòng. Bên cạnh đó, các chi tiết nội thất trang trí mang đậm phong cách Nhật Bản như cửa sổ tròn, họa tiết hoa anh đào,…sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm vô cùng mới lạ và ấn tượng.
Homestay phong cách Nhật Bản độc đáo. Ảnh: Sưu tầm
Homestay thùng rượu vang
Đây là mô hình kinh doanh homestay rất phổ biến tại Đà Lạt trong những năm gần đây. Những mô hình này đã thu hút rất nhiều du khách tìm đến để khám phá, trải nghiệm. Hình ảnh những thùng rượu vang gỗ khổng lồ nằm giữa bãi cỏ xanh ngắt được tô điểm bởi vườn hoa tạo sự tương phản về màu sắc khiến bất kỳ tấm ảnh nào cũng đều ấn tượng. Vậy nên mô hình kinh doanh homestay này không chỉ thu hút khách du lịch ở lại mà còn là địa điểm check-in lý tưởng.
Mô hình thùng rượu vang độc đáo. Ảnh: Sưu tầm
Homestay nhà cổ
Nhiều bạn trẻ hiện nay thường tìm đến và muốn khám phá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chính vì thế, mô hình homestay nhà cổ, nhà truyền thống cũng rất được ưa chuộng. Mô hình này thường được dựng lên theo phong cách kiến trúc nhà cổ vùng quê miền Bắc, Hà Nội hoặc phong cách kiến trúc ở phố cổ Hội An,…Với những homestay mô phỏng nhà truyền thống cổ, ít ai đầu tư như vậy. Đa số các chủ đầu tư sẽ chỉ làm mái lá hoặc mái ngói và dùng nhiều tre, nứa kết hợp với gỗ. Với mô hình thuê nhà cổ làm homestay, chi phí sẽ tương đối thấp, giá phòng từ tầm trung tới cao nên lợi nhuận khá tốt.
Mô hình homestay nhà cổ, nhà truyền thống
Trên đây là những mô hình kinh doanh homestay hút khách và được nhiều chủ kinh doanh đầu tư xây dựng hiện nay. Hi vọng bài viết có thể giúp các bạn tìm ra mô hình kinh doanh homestay phù hợp để bắt đầu xây dựng homestay của chính mình.