Có thể nói bảo thủ là một tính cách, lối suy nghĩ của con người. Người mang tính bảo thủ thường thích duy trì lối tư duy cũ mà không muốn tiếp nhận thêm những thứ mới mẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, bảo thủ sẽ dẫn đến những thất bại trong kinh doanh quán ăn bởi nó khiến công việc bán hàng của bạn dần đi vào bế tắc.
Bác Hồ từng nói:“Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vứt nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm” . Bởi vậy, trong kinh doanh bạn phải khéo léo thay đổi, tiếp cận những kiến thức mới để phát triển.
Bảo thủ trong kinh doanh quán ăn
Thất bại trong kinh doanh quán ăn do tư duy bảo thủ tạo ra
Có bao giờ bạn tự hỏi “ Tại sao quán của mình ngày càng ế ẩm? “. Có thể thời điểm bắt đầu kinh doanh, quán của bạn đã gặp thời và phất lên nhanh chóng. Tuy nhiên, một vài năm hay mãi sau này, bạn vẫn kinh doanh như vậy liệu doanh thu hàng ngày của cửa hàng còn như trước?. Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Bởi vì nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu khách hàng mỗi lúc một khác nên lối kinh doanh cũ sẽ không còn “đất diễn”.
Bao năm vẫn thế, bạn vẫn luôn bán những món ăn quen thuộc, thiết kế quán không có sự đổi mới. Dẫu vậy, đến lúc nào đó những thực khách này cũng thay đổi và rời xa bạn. Sự thất bại chỉ là vấn đề thời gian.
Một ví dụ điển hình và nổi tiếng nhất là chuyện tụt dốc không phanh của McDonald’s. Chuỗi hàng ăn nhanh McDonald’s nổi tiếng với 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia. Nhưng, ông chủ chuỗi nhà hàng này luôn giữ lối tư duy bán hàng cũ và bỏ qua các xu hướng ẩm thực mới mẻ, dẫn đến tình trạng nhà hàng đã thua lỗ rất lớn. Lý do chủ yếu là khách hàng của McDonald’s đã dần quay lưng lại với thương hiệu này. Xã hội ngày nay, con người chú trọng sức khỏe hơn mọi thứ, thức ăn Healthy sẽ là ưu tiên. Vì thế thói quen ăn những đồ ăn nhanh, chế biến sẵn sẽ dần bị tẩy chay.
Ngoài ra, bảo thủ trong kinh doanh còn biểu hiện qua tính cách độc đoán. Những chủ kinh doanh quán ăn luôn tự cho mình là đúng, họ không bao giờ nhận sai. Họ luôn tự phụ với những kiến thức của mình và xem thường những ý kiến đóng góp từ chính nhân viên.
Dấu hiệu nhận biết những chủ kinh doanh bảo thủ ở việc họ không cần ai góp ý. Từ quy chuẩn bán hàng, sản phẩm kinh doanh đến việc thiết kế quán ăn đều phải theo cảm quan cá nhân của họ, mặc cho nó có phù hợp hay không.
Những người kinh doanh bảo thủ thường có phong cách quản lý chuyên quyền. Ý kiến cá nhân không được coi trọng và họ chỉ thích chỉ đạo theo ý mình. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên rời họ mà đi.
Đừng để quá muộn rồi mới thay đổi
Thay đổi tư duy trong kinh doanh quán ăn là cách mà chúng ta thay đổi câu chuyện kinh doanh của mình. Tuy việc từ bỏ và thay đổi lối suy nghĩ, tính cách của một người là vô cùng khó. Nhưng nếu bạn biết nhìn nhận những vấn đề hiện tại, biết tập lắng nghe những góp ý thì dần dần bạn cũng sẽ thay đổi được tư duy, quan điểm bảo thủ của mình.
Trong kinh doanh hãy nhìn nhận và thử sức với những vấn đề thật mới mẻ.
Việc tìm kiếm những điều mới mẻ và khách hàng tiềm năng không bao giờ là thừa thãi. Ngay từ bây giờ, chúng ta nên chủ động khai thác những tập khách hàng mới có tiềm năng. Bạn có thể tham gia các hội thảo kinh doanh quán ăn, tham gia các cộng đồng mua sắm trên mạng xã hội,… để tìm ra những nhu cầu của khách hàng phù hợp với mình.
Ngoài ra việc thay đổi cách nhìn nhận về khách hàng, chúng ta cũng nên thay đổi lối bán hàng của mình. Điển hình là việc áp dụng công nghệ như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vào quy trình bán hàng của bạn.