Tương lai nào cho mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam?

Xuất hiện và phát triển từ tháng 7/2010, đến nay không thể phủ nhận mô hình mua theo nhóm đã có sự phát triển nhanh chóng, dần trở thành một thói quen mua sắm của khách hàng khi có thể mua những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu trong mức giá vừa phải. Đây đồng thời cũng là kênh quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp thường xuyên được các doanh nghiệp, shop online áp dụng trong thời gian qua. Với gần 100 trang thương mại điện tử hoạt động vào những năm 2011-2012, đến nay chỉ còn khoảng vài chục, thị phần vẫn rơi vào tay các thương hiệu nổi bật như Hotdeal, Mua chung, Nhóm mua và Cùng mua với gần 90% thị phần. Tuy nhiên, đây có phải kênh bán hàng phù hợp cho các cửa hàng khi có những phản hồi không tốt từ khách hàng về chất lượng được cung cấp từ các voucher trong thời gian qua.

1. Khi dịch vụ không như quảng cáo

Mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam được bắt nguồn từ sự thành công của groupon.com tại Mỹ với mức khuyến mãi từ 30% đến 90%, Groupon.com đã và đang phát triển chi nhánh tại 48 quốc gia. Với mô hình thành công này, các bên tham gia đều có lợi, nhóm khách hàng có thể mua được những sản phẩm mong muốn với mức giá phù hợp, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số trong khi các công ty cung cấp dịch vụ trung gian sẽ có mức chiết khấu nhất định. Groupon đã tạo dựng và phát triển cộng đồng thương mại điện tử vững chắc, tạo nguồn thu bền vững cho các doanh nghiệp khi tham gia mô hình.

 mua-theo-nhom-tai-viet-nam1

Tại Việt Nam, mô hình này từng được đánh giá là đột phá, dễ thực hiện trong khi thu về lợi nhuận cao, khách hàng đón nhận nồng nhiệt khi có thể tiết kiệm một khoản không nhỏ trong khi vẫn tận hưởng các dịch vụ như mong muốn giữa lúc tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp từ cửa hàng truyền thống đến shop online cũng tham gia chuỗi cung ứng voucher khi có thể thu hút thêm nhiều khách hàng với từng mức khuyến mãi phù hợp. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh đã dẫn đến những thực trạng không mong muốn cho các bên trong việc cung cấp và sử dụng voucher. Khi khách hàng gõ “mua voucher” trên Google, thật không may là kèm theo những tiêu đề quảng cáo về voucher khuyến mãi các mặt hàng, một phần kết quả trả ra liên quan đến việc chất lượng yếu kém, không cung cấp sản phẩm như quảng cáo… Các thượng đế thay vì ngồi chọn lựa các khuyến mãi phù hợp, nhà cung cấp uy tín, thanh toán rồi nhận voucher và yên tâm đến cửa hàng để tận hưởng dịch vụ, thì nay truyền nhau cách xác định voucher đáng tin cậy. Việc khách hàng mua voucher du lịch khuyến mãi với những lời chào mời hấp dẫn như được nghỉ 3 ngày 2 đêm tại khách sạn 3 sao, có bữa sáng, phòng double với khung cảnh nhìn ra biển lãng mạn nhưng khi đến nơi thì chỉ nhận được phòng bình thường, không nhìn ra biển mà còn tốn thời gian chờ đợi để được lấy phòng. Không chỉ các voucher du lịch, các voucher ăn uống, mua sắm thì khách hàng cũng gặp tình trạng chờ đợi, dịch vụ được nhận khác xa so với quảng cáo.Việc này dù không diễn ra thường xuyên tại tất cả các nhà cung cấp nhưng là vết đen trong tâm trí khách hàng khi nghĩ đến việc mua voucher. Không chỉ khách hàng bị ảnh hưởng, những nhà cung cấp dịch vụ tốt khác cũng vô tình bị ảnh hưởng, danh tiếng của đơn vị cung cấp trung gian cũng bị tụt hạng trong cuộc đua mở rộng thị trường.

mua-theo-nhom-tai-viet-nam2

Tình trạng này có thể được lý giải do sự phát triển nhanh chóng dẫn đến chất lượng cung cấp không đồng đều. Các đơn vị trung gian cung cấp còn thiếu cơ chế quản lý và lực lượng để rà soát chất lượng được cung cấp. Các đơn vị đăng ký cung cấp chưa tự nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa tôn trọng khách hàng. Ngoài việc nhận được những dịch vụ không mong muốn, không ít khách hàng mua voucher bị đơn vị cung cấp từ chối dịch vụ cũng làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Mỗi khi khách hàng mang voucher đến đơn vị cung cấp dịch vụ, họ sẽ nhận lại voucher và đem đến các công ty trung gian để được thanh toán. Khi các công ty trung gian giữ hoặc chậm thanh toán tiền, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạm thời không chấp nhận thực hiện dịch vụ và khách hàng là người chịu ảnh hưởng đầu tiên. Nguyên nhân cho tình trạng này do tính thanh khoản chưa cao của các công ty trung gian dẫn đến sự việc ảnh hưởng đến tất cả các bên. Có thể bạn quan tâm: thiết kế web tại đà nẵng , thiết kế website chuyên nghiệp hà nội

2. Hướng đi nào cho hình thức mua theo nhóm tại Việt Nam trong tương lai

Mỗi công ty trung gian cung cấp voucher có thể coi là những sàn thương mại điện tử quy mô vừa, nơi quy tụ những gian hàng, nhà cung cấp cho từng mặt hàng. Với khả năng cạnh tranh mạnh mẽ khi có lợi thế rất lớn từ tâm lý mua hàng tiết kiệm của khách hàng, thị trường mua theo nhóm vẫn hoàn toàn có khả năng mở rộng thị phần và nâng cao doanh thu.

mua-theo-nhom-tai-viet-nam3

Đối với doanh nghiệp, thị trường mua theo nhóm vẫn được đánh giá là kênh quảng bá phù hợp khi có thể tiếp thị nhanh chóng cho các sản phẩm mới, xả hàng tồn kho, đồng thời có thể triển khai đến nhiều nhóm khách hàng mới. Ưu đãi voucher đã trở thành một phần trong chiến dịch marketing của các thương hiệu. Để tiếp tục duy trì sự phát triển, bản thân các doanh nghiệp khi tham gia thị trường này cần tự nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng sử dụng voucher ưu đãi tương tự như khách hàng bình thường. Các thương hiệu ẩm thực lớn như Sumo BBQ, ThaiExpress… vẫn tung ra những đợt khuyến mãi voucher lớn bất chấp những sự kiện không hay trong môi trường này vì chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo cùng sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp online hoàn toàn có thể tận dụng sự phát triển của các sàn thương mại điện tử ưu đãi này để phát triển thương hiệu đến rất nhiều khách hàng một khi chất lượng được đảm bảo như lời quảng cáo. Thương mại điện tử tại Việt Nam dù được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng bản thân khách hàng khi mua hàng trên mạng vẫn mang tâm lý dè chừng, để lấy lại niềm tin của khách hàng cho thị trường mua theo nhóm, các sàn thương mại điện tử ưu đãi cần có những thay đổi nhất định. Chất lượng vẫn luôn là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty trung gian này hướng tới, hạn chế rủi ro về phía khách hàng khi có thể rà soát sản phẩm, dịch vụ trước khi ký hợp đồng với nhà cung cấp… từ đó đem đến một môi trường phát triển lành mạnh cho thương mại điện tử giảm giá tại Việt Nam.