Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đang dần chiếm lĩnh nền kinh tế. Nếu trên thế giới có ebay, amazon thì Việt Nam có vatgia hay lazada. Và không thể phủ nhận sự thành công mạnh mẽ của những ông trùm thương mại điện tử. Từ những thành công đó mà nhiều nhà kinh doanh trẻ đã và đang thử sức mình trong lĩnh vực này. Cũng có sự thành công và sự thất bại. Và ở Viêt Nam xu hướng ày đang bùng nổ mạnh mẽ với sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty thương mại điện tử. Tuy nhiên chúng ta phải biết đến một sự thật dân số của Việt Nam là 90 triệu người, số người dùng internet là 35 triệu người thì chỉ có khoảng 2 triệu người là sử dụng internet để mua sắm, một con số khá khiêm tốn khi nói về lượng khách hàng của thương mại điện tử. Vậy vì sao đến bây giờ thương mại điện tử của Việt Nam chưa bùng nổ thật sự:
1. Tâm lý tiêu dùng
Việt Nam đang trên con đường mở cửa và đang trên đà tăng trưởng của một nước đang phát triển. Tuy mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ và được đánh giá là một nước có tốc độ tiếp cận cao nhưng số lượng người thực sự tin tưởng với thương mại điện tử còn quá hạn hẹp.
Tâm lý mua hàng phải được thử, hay phải tận mắt thấy sản phẩm mới quyết định mua của người Việt rất khó thay đổi. Ngay cả việc có nhiều cửa hàng thời trang kinh doanh qua facebook thì số lượng đặt hàng online cũng không nhiều. Và suy cho cùng facebook cũng chỉ là một trong những kênh quảng bá sản phẩm và cửa hàng. Họ biết đến cửa hàng đó và họ phải đến tận nơi xem mới quyết định mua.
Các kênh thương mại trực tuyến cũng là nơi để tham khảo giá hơn là những click chuột để mua sắm.
2. Đầu tư không hợp lý
Có nhiều trang thương mại điện tử được xây dựng nên mà không có mục đích cụ thể và chiến lược hiệu quả vội vàng cho những quảng cáo, chi nhiều tiền để quảng bá. Chi phí bỏ ra nhiều mà lợi nhuận chưa thu lại được. Thương mại điện tử là kinh doanh trực tuyến. Nó không đơn giản là việc bạn có một website và cứ thế nó mang lại doanh thu cho bạn.
Bạn phải kinh doanh, bạn phải có sản phẩm, và việc bạn đang là thật sự có giá trị với khách hàng. Điều đó sẽ tự thu hút họ đến với bạn, tìm hiểu bạn và hợp tác cùng bạn. Tuy nhiên nhiều người chi ra nhiều chi phí kinh doanh nhưng nóng vội và nguồn đầu tư không hiệu quả và điều đó chính là một sự thất bại. Đầu tư nhiều mà tính chuyên nghiệp không cao khiến sự phát triển của thương mại điện tử hiệu quả thấp.
3. Thương mại điện tử chỉ là thiết kế website
Đây là quan niệm của khá nhiều người. Và điều đó là hoàn toàn sai lầm. Để có sự thành công trong lĩnh vực này là cả sự kiểm soát chặt chẽ và am hiểu sâu rộng về mạng thông tin và cả tâm lý khách hàng.
Thương mại điện tử là sự liên kết chặt chẽ giữa nhiều doanh nghiệp: nhà cung cấp, nhà bán hàng, ngân hàng (kênh thanh toán) và khách hàng. Mỗi mắt xích có ra một vai trò khác nhau để tạo ra sự thông suốt cho hoạt động trên các trang thương mại điện tử. Chính từ những suy nghĩ sai lầm trên mà nhiều doanh nghiệp không thiết tha với việc kinh doanh trên web hay quản trị web hiệu quả để tạo ra giá trị lâu dài.
4. “Treo đầu dê bán thịt chó”
Không thể phủ nhận những bất cập mà thương mại điện tử mang lại. Một trong những điều mà người mua hàng rất quan tâm là chất lượng sản phẩm. Và nhiều người mua hàng qua website đã gặp phải một vấn đề. Đó là sự khác biệt quá lớn giữa đồ mà họ nhìn được trên mạng và đồ mà họ nhận được.
Những sự cố này đã đánh mất lòng tin của khách hàng. Và chỉ cần một hai người gặp sự cố đó cũng khiến cho uy tín của các website ảnh hưởng ít nhiều vì tính lan truyền trên cộng đồng khá cao. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Nhưng những sai lầm còn tồn tại khiến cho ngành này ở Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như cách mà mạng xã hội bùng nổ.
Để thật sự trở thành ngành kinh doanh béo bở thì các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nhiều chuyên gia dự báo năm nay sẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, đó là thành công đáng mừng nhưng cũng cần sự quản lý chặt chẽ để tránh những mánh khóe lừa đảo đến người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 lời khuyên cho website thương mại điện tử
- 3 xu hướng thương mại điện tử năm 2015
- Thương mại điện tử Việt Nam 2015 vấn tiếp tục hàn gắn “lỗ hổng niềm tin”