Mở quán bia hơi là mô hình khởi nghiệp kinh doanh bia được nhiều người áp dụng thành công hiện nay. Bởi vì, nước ta có mức tiêu thụ bia rượu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường bia hơi có quy mô lớn, sức mua mạnh và mang lại nguồn lợi nhuận kếch xù cho chủ quán kinh doanh.
Tiềm năng mở quán kinh doanh bia hơi hiện nay
Mức tiêu thụ bia của Việt Nam tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, ở mức 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành người đứng đầu trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bia. Có thể thấy mức tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam tiếp tục tăng mạnh (kể cả trong đợt dịch năm 2021), với mức tiêu thụ ở nông thôn cao hơn thành thị.
Tổng quan thị trường cho thấy mở quán bia luôn là ý tưởng kinh doanh khả thi. Bởi, bia là thức uống giải khát thường tăng đột biến vào mùa nắng nóng cao điểm. Vì vậy, để có lợi nhuận lớn, hãy chuẩn bị mở cửa hàng vào khoảng tháng 4 và tháng 5 cho những tháng hè nóng bức (6, 7, 8) và bùng nổ doanh số bán hàng của bạn. Nếu bạn muốn quán bia của mình khai trương thuận lợi và hiệu quả, hãy lên kế hoạch thuê, giới thiệu, khuyến mãi và chuẩn bị kỹ càng trước khoảng 15 đến 30 ngày.
Xem thêm:Phần mềm quản lý nhà hàng: Tiết kiệm 3 lần thời gian order, thanh toán
Đâu là thời điểm thích hợp để mở quán bia hơi?
Tương tự như hầu hết các thức uống giải khát khác, nhu cầu uống bia hơi thường tăng vọt vào giai đoạn nắng nóng cao điểm. Vì thế, tháng 6, 7, 8 sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn khởi động kế hoạch kinh doanh. Hãy lên kế hoạch kỹ càng về việc thuê địa điểm, giới thiệu, quảng bá và chuẩn bị trước khoảng 15 – 30 ngày để việc mở quán diễn ra hiệu quả, suôn sẻ.
Chủ quán cần chuẩn bị nhân lực, vật lực và tiềm lực tài chính như nào trước khi mở quán bia hơi
Chi phí mở quán bia hơi nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào từng quy mô kinh doanh mà chủ quán lựa chọn. Dưới đây, KiotViet sẽ gợi ý cho bạn những chi phí cơ bản cần chuẩn bị nếu muốn mở quán bia hơi.
Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào địa điểm kinh doanh mà bạn lựa chọn sẽ có chi phí thuê mặt bằng khác nhau, có thể sẽ dao động từ 10 đến 20 triệu/ tháng. Tuy nhiên khi mới thuê bạn cần phải chuẩn bị tiền cọc nhà từ 1-3 tháng tùy chủ nhà. Vậy số tiền bạn cần chuẩn bị là khoảng 50 đến 80 triệu.
Chi phí thiết kế – thi công – trang bị cơ sở vật chất: Đây là khoản tốn nhiều chi phí vậy nên để tiết kiệm bạn có thể tham khảo các quán bia hơi đang hoạt động và lên ý tưởng tự thiết kế quán cho phù hợp. Ngoài ra bạn cần phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như quạt, điều hòa, bàn, ghế, dụng cụ bếp… Vậy chi phí sẽ rơi vào khoảng 100 triệu.
Chi phí mua nguyên vật liệu: Nguyên liệu xoay vòng mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng 15 triệu, quán cần chuẩn bị đa dạng các món nhậu đi kèm.
Chi phí thuê nhân viên: Quán bia hơi cần phải thuê nhân viên phục vụ, nhân viên đứng bếp. Tùy vào quy mô kinh doanh mà chủ đầu tư sẽ cân nhắc việc thuê nhân viên sao cho hợp lý, tránh gây lãng phí.
Lương đầu bếp là từ 10 đến 12 triệu/ tháng, đối với nhân viên phụ bếp, phục vụ, tạp vụ bạn có thể cân nhắc thuê nhân viên part-time với mức lương khoảng 20.000 – 23.000/giờ.
Chi phí dự phòng: Trong những tháng đầu mới khai trương sẽ là giai khó khăn của quán, vậy nên bạn cần để dành một khoản làm chi phí dự phòng, sử dụng khi cần thiết. Số tiền dự phòng tùy thuộc vào khả năng của bạn tầm khoảng 30% trên tổng chi phí mở quán.
Xem thêm:[Hướng dẫn]Theo dõi kết quản kinh doanh bán hàng ngay trên điện thoại, Tablet
Quản lý quán bia hơi cần những yếu tố gì để đảm bảo vận hành trơn tru và có lãi?
Kinh doanh quán bia, với đặc thù riêng biệt của mình, đòi hỏi chủ quán phải có cách quản lý và kiểm soát vô cùng khoa học thì mới đảm bảo được việc vận hành không bị đứt gãy. Bởi, việc gọi bia thường không diễn ra cố định một lần mà gọi bổ sung liên tục nhiều lần trong suốt quá trình ăn uống của khách. Từ đó dẫn đến việc nhiều chủ cửa hàng lo sợ các hoạt động trong khâu vận hành như: tính tiền, in hóa đơn, sẽ bị sai lệch, thiếu chính xác hay thất thoát.
Một đặc điểm quan trọng khác quán bia hơi là phải phục vụ thật nhanh. Do đó mà một quy trình phục vụ chồng chéo, phức tạp sẽ là điểm trừ rất lớn. Bên cạnh việc phục vụ thì khâu tính tiền và thanh toán cũng cần phải đảm bảo được sự chuyên nghiệp, chính xác và nhanh chóng. Vì thế nên, rất nhiều chủ quán bia hơi đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý quán bia hơi KiotViet nhằm tối ưu hóa quy trình phục vụ cho cơ sở kinh doanh của mình.
Với phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, nhân viên dễ dàng order tại bàn cho khách thông qua máy Pos cầm tay hoặc điện thoại có tích hợp phần mềm order. Chỉ với một vài thao tác bán hàng đơn giản trên phần mềm KiotViet, nhân viên có thể order, tính tiền cho khách hàng nhanh chóng, chính xác. Quy trình bán hàng được hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.
Với mô hình kinh doanh quán bia, quán nhậu, nhân viên order thường xuyên phải chạy xuống bếp để đưa bill món ăn, điều này rất mất thời gian và dễ xảy ra sai sót như bếp làm mất tờ giấy note món ăn của khách, nhân viên ghi chú nhầm hoặc ghi thiếu món,…
Việc lắp đặt màn hình bán hàng ngay bếp giúp nhân viên bếp nhận được thông tin order nhanh hơn. Nhân viên phục vụ không cần phải chạy qua lại giữa các bộ phận giúp tiết kiệm thời gian phục vụ khách.
Đặc biệt, dù cho quán bia có đang mất kết nối internet thì phần mềm thu ngân KiotViet vẫn hoạt động bình thường, dữ liệu bán hàng được cập nhật đều đặn giúp người quản lý an tâm hơn, không lo mất dữ liệu bán hàng.
Kinh doanh nhà hàng, quán bia hiệu quả không chỉ do chất lượng đồ ăn, đồ uống ngon, giá cả hợp lý mà còn phụ thuộc khá nhiều vào cách thức quản lý. Để trở thành một người quản lý giỏi hãy lựa chọn cách thức quản lý tối ưu và phù hợp nhất cho việc kinh doanh quán bia của bạn.