Ý nghĩa của biểu tượng trong xây dựng thương hiệu

Chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với hình ảnh Cô gái Hà Lan trên hộp sữa Dutch Lady, hình anh đầu bếp trên gói mì Hảo Hảo, hay chú ong đỏ trước cửa tiệm Jolibee… Còn rất nhiều ví dụ về biểu tượng của các thương hiệu chúng ta vẫn thường thấy hàng ngày. Những biểu tượng này có vai trò gì trong việc xây dựng thương hiệu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

1. Biểu tượng là gì?

Biểu tượng là hình ảnh đại diện cho một cá nhân hay một tập thể như trường học, đội bóng, công ty hoặc các sự kiện lớn như thể thao, khai trương… Biểu tượng có thể là nhân vật, linh vật và đồ vật thường được nhân cách hóa để thể hiện tính chất đặc trưng của chủ thể.

Biểu tượng đã có từ rất lâu ở các nước phương Tây và nó được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để đại diện cho thương hiệu của mình. Xu hướng này cũng đang lan dần sang Việt Nam. Có thể kể ra một số ví dụ như cám Con Cò, Neptune, bia Tiger…

collage_photocat

2. Tại sao chọn biểu tượng?

Rõ ràng, so với việc mời một nhân vật nổi tiếng làm đại diện thương hiệu thì sử dụng biểu tượng có ưu điểm hơn rất nhiều. Bạn không cần lo lắng về việc nếu thần tượng gặp scandal có thể ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Bạn hoàn toàn có thể chủ động và toàn quyền quyết định trong việc sử dụng biểu tượng trong các hình ảnh, chiến dịch quảng cáo, sự kiện hay họp báo.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thỏa sức sáng tạo nhân vật sao cho phù hợp nhất với văn hóa công ty. Điều tuyệt vời nhất đó là bạn có quyền sở hữu độc quyền hình ảnh riêng của thương hiệu mình vĩnh viễn.

3. Lợi ích của biểu tượng trong xây dựng thương hiệu?

Thu hút sự chú ý của công chúng: Với thiết kế độc đáo và bắt mắt, biểu tượng sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của cộng đồng, từ đó làm tăng hiệu quả thông điệp mà bạn muốn truyền đạt đến khách hàng. Ngoài ra, biểu tượng giúp gia tăng sự nhận diện thương hiệu và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh khác.

Góp phần tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp: Các biểu tượng có thể được đặt tên và tạo cá tính riêng, do đó khi được gắn kết với doanh nghiệp hoặc sản phẩm, chúng sẽ góp phần tạo nên tính cách và bản sắc riêng cho sản phẩm/doanh nghiệp ấy.

y-nghia-cua-bieu-tuong-trong-xay-dung-thuong-hieu-2

Hỗ trợ tiếp thị sản phẩm: Với hình ảnh trực quan, biểu tượng dễ dàng tiếp cận với các đối tượng khách hàng. Bạn có thể đặt hình ảnh biểu tượng trong email marketing, trên banner, trang mạng xã hội hoặc sử dụng các mascot tại các sự kiện, làm móc khóa, thú nhồi bông tặng cho khách hàng… sẽ giúp tăng hiệu ứng của chiến dịch tiếp thị.

Sự sáng tạo trong việc xây dựng thương hiệu và marketing là rất cần thiết. Trong đó, Biểu tượng là hình ảnh của doanh nghiệp sẽ in sâu vào tâm trí người tiêu dùng nhất. Vì vây, để khách hàng cũng như cộng đồng ghi nhớ đến thương hiệu của bạn thì việc sở hữu cho riêng mình một biểu tượng chính là một “vũ khí” mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

4. 26 biểu tượng thương hiệu có thể bạn chưa biết

Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay không chỉ có logo mà họ còn sáng tạo thêm biểu tượng mang theo tính cách, và màu sắc của mình trong đó (đối với 1 số thương hiệu, logo và biểu tượng có thể trùng nhau). Từ dễ thương tới kỳ quặc, những linh vật nhỏ ngay lập tức tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu với mọi người. Có khi chỉ cần nhìn vào một biểu tượng, mọi người có thể biết ngay nó đại diện cho thương hiệu nào mà chưa cần nhớ tên thương hiệu là gì.

Một biểu tượng cho công việc kinh doanh có lẽ là yếu tố bạn cần lúc này để phát triển hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Hãy tìm hiểu về những biểu tượng nổi tiếng trên đây để phác họa cho mình ý tưởng về biểu tượng riêng nhé. Khách hàng của bạn sẽ yêu mến bạn hơn chính nhờ điều này!