Thứ sáu đen tối – Black Friday không chỉ là những ngày mua sắm thông thường; chúng là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm. Đối với nhiều chủ shop, doanh thu họ kiếm được trong những ngày này có thể rất lớn. Đó là lý do tại sao các chủ shop cần đẩy mạnh việc quảng cáo các chương trình khuyến mại của cửa hàng mình trong dịp này đến càng nhiều khách hàng càng tốt.
Black Friday là gì?
Trên thế giới, Black Friday hay còn gọi là ngày “Thứ Sáu đen tối”, được ấn định vào thứ Sáu đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn (một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada).
Mặc dù cái tên Black Friday hay Thứ Sáu đen tối nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thực chất ngày này lại mang một ý nghĩa rất tích cực và được nhiều người mong đợi. Đây chính là ngày mở đầu cho chuỗi ngày mua sắm tấp nập và nhộn nhịp với mức giá giảm khủng của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhiều năm nay, Black Friday trở thành dịp mua sắm đồ giảm giá lớn nhất năm. Vào ngày này, nhiều cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ sáng sớm và giảm giá từ 30-40%, thậm chí giảm giá lên tới 60-80% với các mặt hàng thời trang, nội thất, điện lạnh, đồ gia dụng…
Ngày hội diễn ra, người tiêu dùng có thể săn được những mặt hàng với mức giá giảm bất ngờ lên tới 80-90%. Đặc biệt là những mặt hàng về thời trang, đồ công nghệ, đồ gia dụng,… Thế nên, với nhiều người Black Friday hàng năm là cơ để họ mua sắm nhiều món đồ với chi phí tiết kiệm nhất.
Mẹo marketing giúp tăng doanh số bán trong ngày Black Friday
Black Friday chính là ngày mở đầu cho chuỗi ngày mua sắm tấp nập và nhộn nhịp với mức giá giảm khủng
Tối ưu hóa các tài khoản truyền thông xã hội của cửa hàng, đảm bảo rằng tất cả các liên kết đặc trưng đều hoạt động.
Tận dụng tính năng mua sắm xã hội: Chủ shop có thể kết nối cửa hàng trực tuyến với các nền tảng như Instagram và Facebook. Điều này cho phép khách hàng mua trực tiếp từ nguồn cấp dữ liệu của họ, giúp trải nghiệm mua sắm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Làm nổi bật hashtag Black Friday: Người dùng rất có thể sẽ sử dụng chúng để tìm thêm ưu đãi trong ngày black friday. Ý tưởng này hoạt động tốt nhất để bán các mặt hàng thường thu hút nhiều lượt tìm kiếm trực tuyến, như quần áo và đồ điện tử.
Khuyến khích nội dung do người dùng tạo: Khuyến khích khách hàng tải lên hình ảnh mua hàng của họ hoặc viết lời chứng thực sản phẩm. Sau đó, đăng lại chúng trên các nền tảng mạng xã hội của bạn làm bằng chứng xã hội.
Đừng lạm dụng nội dung Black Friday: Dành chỗ cho các loại bài đăng khác trên mạng xã hội để tránh quá bán hàng và gây khó chịu cho những người theo dõi bạn.
Sử dụng quảng cáo Facebook: Phân bổ một số phần ngân sách của bạn cho quảng cáo trên Facebook vì chúng được nhắm mục tiêu nhiều hơn so với quảng cáo tìm kiếm. Loại quảng cáo này cũng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, trung bình là 9,21%. Đảm bảo chuyển hướng người dùng đến trang đích được tối ưu hóa sau khi họ nhấp vào quảng cáo.
Làm việc với những người có ảnh hưởng vi mô: Mặc dù phạm vi tiếp cận đối tượng của họ nhỏ nhưng họ thường có tỷ lệ tương tác cao hơn.
Trả lời bình luận và tin nhắn: Một số người mua có thể liên hệ với bạn để hỏi về một mặt hàng, yêu cầu trợ giúp hoặc bày tỏ khiếu nại. Giải quyết những thắc mắc này để duy trì vị thế và mối quan hệ tốt với khách hàng.
Xem thêm:Xu hướng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử 2024: Top 5 ngành hàng được dự báo bán chạy nhất
Ý tưởng khuyến mại trong ngày Black Friday giúp thu hút khách hàng, tăng doanh số bán
Trong bối cảnh siêu cạnh tranh của các ưu đãi trong ngày Black Friday, đôi khi rất khó để tạo dấu ấn trong lòng khách hàng. Làm thế nào bạn có thể đảm bảo thương hiệu của mình nổi bật và thu hút sự chú ý của những người mua sắm? Hãy tham khảo ngay những ý tưởng này nhé!
Nhiều cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ sáng sớm và giảm giá từ 30-40%, thậm chí giảm giá lên tới 60-80%
1. Điều chỉnh thời gian diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn
Ngày Black Friday là một dịp mua sắm không thể thiếu và dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của nhiều thương hiệu từ nhỏ đến lớn. Thay vì tổ chức vào đúng thứ 6 đen tối đó, bạn có thể tổ chức sớm hơn một vài ngày và tạo ra Black Wednesday, Black Thursday… chẳng hạn. Hoặc nếu bạn không kịp tổ chức sớm hơn thì cũng có thể làm muộn hơn. Bởi vì khách hàng thường gắn cụm từ “Black Friday” với những ưu đãi hấp dẫn không thể bỏ lỡ. Do đó, thương hiệu của bạn có thể tận dụng điều này để cung cấp những ưu đãi hấp dẫn mà khách hàng khó có thể bỏ qua.
2. Áp dụng “Buy one get one”
“Buy one get one” – mua 1 tặng 1 là một chiến lược Black Friday đã được sử dụng thành công trong nhiều năm. Mặc dù về giá trị, chương trình này không khác biệt so với giảm giá 50%, nhưng lại tạo ra hiệu ứng tiếp thị mạnh mẽ hơn nhiều.
Thông qua “Buy one get one”, khách hàng chỉ phải trả tiền cho một sản phẩm nhưng nhận về được hai sản phẩm.
Tiếp theo đó, việc mua một tặng một thúc đẩy khả năng khách hàng sẽ tặng sản phẩm cho người thân trong gia đình, bạn bè.
Như vậy, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hai khách hàng thông qua truyền thông từ người mua và người nhận, thay vì chỉ một người.
Bên cạnh đó, chiến lược này giúp giảm gánh nặng về tồn kho. Bằng cách bán cùng lúc hai sản phẩm, chủ shop sẽ tối ưu hóa khả năng quản lý tồn kho, tạo ra hiệu suất gấp đôi trong việc xử lý hàng tồn.
3. Flash sale trong những khung giờ cố định
Tạo ra các deal xịn nhưng chỉ có trong các khung giờ cố định cũng là một ý tưởng hay. Điều này sẽ khiến cho khách hàng phải chờ đợi và tìm mọi cách để mua được món đồ mình yêu thích trong khung giờ flash sale đó.
4. Tặng thêm quà tặng cho khách hàng
Chính sách khuyến mãi bao gồm việc tặng kèm quà tặng hoặc cung cấp miễn phí một số dịch vụ như bữa ăn sáng, dịch vụ đưa đón, hoặc dịch vụ giặt ủi khi đặt phòng khách sạn là một cách hiệu quả để tăng doanh số bán hàng trong dịp Black Friday.
Tuy nhiên, khi chọn quà tặng, khách sạn cần cân nhắc để đảm bảo rằng quà tặng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp nhiều sự lựa chọn để khách hàng có thể chọn sản phẩm dựa trên sở thích cá nhân của họ.
5. Giảm giá toàn bộ sản phẩm (Sale off all item)
Ý tưởng giảm giá toàn bộ sản phẩm đã trở thành một trong những chiến dịch khuyến mãi phổ biến và hiệu quả trong ngày Black Friday của nhiều thương hiệu. Khi thực hiện chiến dịch này, các thương hiệu áp dụng giảm giá theo tỷ lệ phần trăm so với giá gốc, chẳng hạn như 5%, 10%, 15%,…
Chiến dịch giảm giá toàn bộ sản phẩm giúp khách hàng có cơ hội mua hàng với giá ưu đãi, tiết kiệm được một phần tiền so với giá gốc. Điều này thu hút sự quan tâm của khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, và cả những khách hàng mới.
Tuy nhiên, khi triển khai ý tưởng này, các chủ shop cũng cần xem xét về khả năng tài chính, vì nhiều khách hàng thường chờ đến ngày cuối cùng của chương trình khuyến mãi trước khi mua hàng, dẫn đến doanh số bán hàng bị chậm trong những ngày đầu.
Xem thêm:Khiến khách “vui vẻ rút hầu bao” bằng nghệ thuật upsell dịp cuối năm
Tính năng Quản lý khuyến mại trên phần mềm quản lý bán hàng KiotViet: TẠO và KIỂM SOÁT toàn bộ các chương trình khuyến mại của cửa hàng
1. Điều chỉnh mức giá khuyến mãi theo ý muốn
Việc đưa ra chương trình khuyến mãi thường nhằm kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng đến các sản phẩm của cửa hàng. Hầu hết doanh nghiệp đưa ra chương trình này không chỉ được thực hiện một lần duy nhất mà nhiều lần và lâu dài thông qua các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng. Trong khoảng thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi, các cửa hàng thường trưng bày nhiều sản phẩm với nhiều mức giá ưu đãi khác nhau. Với các mức giá khác nhau của nhiều sản phẩm, cửa hàng có thể thiết lập bảng giá mới cho từng sản phẩm nhờ những tính năng sẵn có của phần mềm bán hàng, dữ liệu sẽ được cập nhật trên hệ thống và khi nhân viên bán hàng tạo hóa đơn, hệ thống sẽ thanh toán theo giá ưu đãi mới cho khách hàng. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet cho phép thiết lập khuyến mãi theo mặt hàng như mua 1 tặng 1, mua 3 tặng 1 hay mua sản phẩm tặng kèm sản phẩm khác. Trong trường hợp khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng có thể tạo ra một mức giá chiết khấu khác và phần mềm bán hàng hoàn toàn sửa được những thay đổi đó.
2. Thiết lập thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi
Trong một năm, các cửa hàng thường có sự thay đổi chương trình khuyến mãi luân phiên và đan xen lẫn nhau. Chẳng hạn, trong tháng 5, một cửa hàng thời trang có thể tung ra chương trình: Chào hè năng động và giảm giá 20% tất cả hàng hóa đang có, nhưng tới cuối năm, biển hiệu có thể thay đổi là mua một tặng một…nhằm kích thích khách hàng chú ý và mua hàng nhiều hơn. Với chức năng cài đặt khoảng thời gian, phần mềm bán hàng áp dụng bảng giá khuyến mãi khác nhau, khi thời hạn áp dụng các chương trình kết thúc, bảng giá khuyến mãi sẽ dừng xuất hiện. Như vậy, chủ cửa hàng có thể dễ dàng theo dõi những giao dịch mua hàng của khách từ đó đưa ra những chính sách, quyết định phù hợp cho đợt khuyến mãi tiếp theo.
3. Đồng bộ chương trình khuyến mãi cho các chi nhánh
Quản lý đồng bộ chuỗi các cửa hàng trong thời gian khuyến mãi sản phẩm cũng rất cần thiết. Chủ cửa hàng có thể hoàn toàn yên tâm với công cụ là phần mềm quản lý bán hàng KiotViet. Chỉ cần thiết lập mức giá khuyến mãi cho một chi nhánh là có thể áp dụng cho các chi nhánh còn lại. Các chương trình khuyến mại sẽ đồng bộ thực hiện trong toàn hệ thống cửa hàng của bạn.
Trong bối cảnh bán lẻ cạnh tranh ngày nay, hoạt động tiếp thị trong ngày Black Friday đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng dịp lễ và sự tham gia của người tiêu dùng. Khi người mua hàng háo hức chờ đợi ngày tận dụng những đợt giảm giá lớn, các chủ shop cần phải xây dựng các chiến lược tiếp thị sáng tạo và hiệu quả để trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.