Zalo là ứng dụng gọi điện, nhắn tin được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Với số lượng người dùng vô cùng lớn, đây chính là kênh chăm sóc khách hàng tiềm năng chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể bỏ lỡ. Trong bài viết này, hãy cùng KiotViet đi sâu về Zalo ZNS là gì và những lợi ích của Zalo ZNS đối với chủ kinh doanh.
Zalo ZNS là gì?
Zalo Notification Service (ZNS) là dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng trên Zalo. Dịch vụ nằm trong bộ giải pháp dành cho nhóm tài khoản Official Account (OA). Thông qua kênh ZNS, các tài khoản OA có thể gửi thông báo, thông tin giao dịch và các thông tin chăm sóc khách hàng khác đến tất cả khách hàng có sử dụng Zalo.
Với mục đích cung cấp một kênh thông tin chính thống trên Zalo cho doanh nghiệp, ZNS hỗ trợ việc gửi thông báo cho các hoạt động giao dịch, chăm sóc khách hàng, hậu mãi,…
Một số ứng dụng nổi bật và phổ biến của ZNS ở các ngành hàng gồm có:
– Gửi thông báo xác nhận đơn hàng đến khách mua hàng trực tuyến
– Cập nhật trạng thái đơn hàng của khách qua các giai đoạn
– Xác nhận hợp đồng cho vay tài chính
– Thông báo đến hạn thanh toán khoản vay tài chính
– Thông báo thay đổi số dư tài khoản ngân hàng
Để đảm bảo hiệu quả gửi thông báo và tính chính thống của doanh nghiệp trên Zalo, nội dung ZNS được kiểm duyệt chặt chẽ và không hỗ trợ nội dung quảng cáo.
Xem thêm: Hướng dẫn tích hợp tài khoản Zalo Official Account trên KiotViet
Xem thêm: Phần mềm quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng
Các dạng thông báo Zalo ZNS
Tùy thuộc vào mục đích thông báo khác nhau, Zalo ZNS có 4 dạng thông báo chính để doanh nghiệp có thể lựa chọn:
– ZNS dạng bảng: nhằm mục đích thông báo hóa đơn dịch vụ, thông tin cập nhật đơn hàng, thông tin giao dịch, lịch sử mua hàng,…
– ZNS văn bản: Thông báo chi tiết nội dung liên quan đến giao dịch của khách hàng
– ZNS OTP: Thông báo xác thực mã OTP khi thực hiện đăng nhập trên các ứng dụng online
– ZNS đánh giá dịch vụ: thông báo gửi đến khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
Minh họa các dạng thông báo Zalo ZNS. Ảnh: Zalo
Xem thêm: Tự động gửi tin nhắn Zalo xác nhận đặt phòng trên phần mềm quản lý khách sạn KiotViet
Lợi ích của Zalo ZNS đối với doanh nghiệp
• Tiếp cận tệp khách hàng ở Việt Nam dễ dàng
Zalo là ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ cần có số điện thoại của khách hàng, thương hiệu có thể gửi tin nhắn Zalo ZNS đến khách hàng nhanh chóng với tỷ lệ gửi tin thành công lên tới 90%. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn với tệp khách hàng rộng lớn.
• Nội dung tin nhắn đa dạng, dễ chỉnh sửa
Với số lượng ký tự giới hạn cho mỗi thông báo lên đến 400 ký tự có dấu, thông báo được gửi qua ZNS sẽ được thiết kế trọn vẹn và có thể truyền tải chính xác nội dung đến khách hàng. Mẫu ZNS có thể đính kèm nhiều tiện ích như đường dẫn truy cập và gọi điện nhanh, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả của thông báo. Bên cạnh đó, thông qua kênh ZNS doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng độ nhận diện thương hiệu của mình với khả năng đính kèm logo thương hiệu trong các ZNS gửi đến khách hàng.
• Chi phí tối ưu
Doanh nghiệp sử dụng ZNS sẽ chỉ cần trả phí cho những ZNS được xử lý thành công, điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả chăm sóc khách hàng tốt hơn cho chủ kinh doanh.
• Dễ dàng triển khai
So với các app chăm sóc khách hàng hoặc tin nhắn chăm sóc khách hàng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ khác thì ZNS dễ triển khai hơn vì được phát triển dựa trên chính nền tảng Zalo đã rất quen thuộc với nhiều người dùng. Chỉ cần một vài bước thiết lập, đăng ký, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi tin nhắn ZNS cho khách hàng.
• Đo lường hiệu quả, chính xác
Hệ thống báo cáo của ZNS giúp ghi nhận kết quả của tất cả hoạt động xử lý lệnh ZNS đã thực hiện. Doanh nghiệp luôn có thể theo dõi kết quả các lệnh đã tạo, trạng thái đã nhận từ phía khách hàng và lý do xử lý không thành công (nếu có) của từng lệnh ZNS. Các kết quả này cung cấp nguồn số liệu quan trọng để đo lường hiệu quả của hoạt động CSKH.
• Tương tác hai chiều
Tiếp tục duy trì hội thoại qua Tài khoản doanh nghiệp (Official Account) nếu khách hàng có phản hồi với thông báo dễ dàng, nhanh chóng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và doanh nghiệp khi chỉ cần trao đổi thông tin trực tiếp qua 1 nền tảng duy nhất.
Những lợi ích khi sử dụng Zalo ZNS dành cho chủ shop. Ảnh: Zalo
Xem thêm: Tự động gửi tin nhắn Zalo xác nhận đặt bàn trên KiotViet
Điều kiện để sử dụng dịch vụ Zalo ZNS
Nhà kinh doanh muốn sử dụng dịch vụ ZNS cần đáp ứng một số điều kiện chung như:
– Cần đăng ký và xác thực tài khoản OA
– Thương hiệu chỉ có thể gửi tin nhắn đến các tài khoản có cung cấp số điện thoại
Ngoài ra, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nội dung khách. Cụ thể, với tính chất của một kênh truyền thông chính thống dành cho doanh nghiệp, các mẫu ZNS được phê duyệt dựa trên các tiêu chuẩn chung từ Zalo. Các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng, ngăn chặn tình trạng làm phiền (spam) hoặc mạo danh doanh nghiệp thông qua thông báo ZNS. Việc phê duyệt thông báo ZNS dựa trên 2 nhóm tiêu chuẩn chính gồm: Tiêu chuẩn về nội dung và Tiêu chuẩn về hình thức.
• Tiêu chuẩn về nội dung
Nội dung ZNS được Zalo quy định chỉ hỗ trợ các thông báo mang tính chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng để gửi đến khách hàng các thông báo như:
– Thông báo cập nhật tình trạng giao dịch
– Thông báo các thay đổi liên quan đến dịch vụ khách hàng đang sử dụng
– Thông báo tài chính, ngân hàng
Lưu ý:
Zalo có thể từ chối phê duyệt các nội dung ZNS mang tính chất quảng cáo, marketing hoặc làm phiền người nhận tin.
Thông báo cần định danh chính xác người nhận thông qua tên, mã khách hàng, mã đơn hàng,…hoặc các thông tin khác có tính chất xác định duy nhất.
Nội dung thông báo không chứa đường link hoặc số điện thoại. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nút thao tác (CTA) đi kèm mẫu tin ZNS để thể hiện các nội dung này.
• Tiêu chuẩn về hình thức
Nội dung thông báo cần đúng chính tả và không có lỗi đánh máy.
Khuyến khích sử dụng tiếng Việt có dấu cho thông báo ZNS.
Logo của OA cần đúng kích thước chuẩn và nên hỗ trợ 2 phiên bản light mode (chế độ sáng) và dark mode (chế độ tối) khi hiển thị trên ứng dụng Zalo.
Ví dụ về mẫu ZNS được duyệt & không được duyệt. Ảnh: Zalo Cloud
Xem thêm: Tích hợp liên kết Zalo OA để gửi tin nhắn ZNS trên phần mềm quản lý bán hàng
Giá dịch vụ Zalo ZNS như thế nào?
Giá dịch vụ ZNS được chia làm 2 loại là ZNS Template và ZNS Follower API. Tuy nhiên, Zalo Cloud đã chính thức ngừng hỗ trợ dịch vụ ZNS Follower API. Vì vậy, chúng ta chỉ cần quan tâm giá của dịch vụ ZNS Template API.
ZNS Template API được hiểu là một loại ZNS thể hiện ở dạng dữ liệu đọc được trên thiết bị của khách hàng và chỉ được thực hiện khi:
– Số điện thoại khách hàng gắn với tài khoản OTT Zalo
– Người dùng xác nhận đồng ý nhận ZNS Template API
– Thỏa mãn các điều kiện khởi tạo Lệnh ZNS Template API
Giá dịch vụ:
– Lệnh ZNS Template API – Loại 1 Lệnh ở trạng thái xử lý thành công nếu Ztime
– Lệnh ZNS Template API – Loại 2 Lệnh ở trạng thái xử lý thành công nếu Ztime
– Lệnh ZNS Template API – Loại 3* Lệnh ở trạng thái xử lý thành công nếu Ztime
Bảng giá dịch vụ Zalo ZNS. Ảnh: Zalo
Hướng dẫn đăng ký Zalo ZNS
Bước 1: Đăng ký tài khoản Zalo Official Account (Zalo OA)
Bằng cách truy cập https://oa.zalo.me/home
Chủ shop cần đăng ký tài khoản Zalo OA để có thể tạo mẫu tin Zalo ZNS
Xem thêm: Gửi tin nhắn nhắc hẹn làm đẹp và CSKH hiệu quả hơn với Zalo ZNS trên KiotViet
Bước 2: Xác thực tài khoản OA
Truy cập trang quản lý Official Account tại: https://oa.zalo.me/manage/oa để gửi hồ sơ xác thực.
Lưu ý: Tên OA cần trùng khớp với thông tin Doanh nghiệp cung cấp trong hồ sơ xác thực. Bạn cần cung cấp tài liệu xác thực bao gồm: Giấy đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện trên giấy DKDN, công văn yêu cầu mở tài khoản OA.
Bước 3: Tạo ứng dụng truy cập API
Bạn vào trang https://developers.zalo.me/createap tạo ID ứng dụng mới để truy cập API gửi tin.
Bước 4: Lấy access token
Sau khi thiết lập các bước cấu hình ban đầu, Quý khách vui lòng tham khảo tài liệu chi tiết hướng dẫn yêu cầu cấp mới mã truy cập từ OA (OA Access Token)
Bước 5: Kiểm tra lại kết nối giữa App & OA của bạn
Hãy kiểm tra chắc chắn App của bạn đã liên kết với OA bằng cách
1. Click chọn “Official Account” dưới mục “Sản phẩm”
2. Kiểm tra mục Liên kết với Official Account và chọn liên kết tới OA của bạn
Bước 6: Tạo tài khoản ZCA liên kết với OA và ứng dụng
Tạo ZCA (Zalo Cloud Account) bằng cách truy cập vào https://account.zalo.cloud/account/create
Bước 7: Liên kết tài khoản OA xác thực với tài khoản ZCA có sẵn
OA cần thực hiện liên kết ZCA và nạp tiền để mua Gói dịch vụ.
Bước 8: Nạp tiền vào số dư tài khoản
Bước 9: Tạo mẫu tin và tiến hành gửi ZNS
– Để tạo mẫu ZNS, bạn cần truy cập vào công cụ tạo mẫu ZNS, sau đó nhấn Tạo mẫu ZNS => Chọn OA và ứng dụng => Tiếp tục
– Thiết lập các thông tin chung
Đặt tên mẫu ZNS => Chọn loại mẫu ZNS => Chọn mục đích gửi ZNS => Tiếp tục.
– Thêm logo doanh nghiệp
– Tạo nội dung template
– Tick vào ô “Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản và Chính sách sử dụng của Zalo” -> “Tiếp tục”
Chi tiết hướng dẫn bạn vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Giao diện màn hinh tạo mẫu ZNS. Ảnh: Zalo Cloud
Hi vọng, qua bài viết, các chủ shop sẽ có thêm những thông tin về Zalo ZNS cũng như các lợi ich của Zalo ZNS đối với doanh nghiệp. Chăm sóc khách hàng là hoạt động vô cùng cần thiết đối với mọi ngành hàng, đặc biệt là các ngành hàng kinh doanh dịch vụ như làm đẹp, lưu trú, FnB,…Hãy cập nhật nhanh chóng các kênh chăm sóc khách hàng hiện đại để kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn nhé.
Nguồn: Zalo Cloud